1. Cảm Nhiễm Qua Lại Là Gì?
Cảm nhiễm qua lại là một hiện tượng sinh học trong đó một sinh vật sản xuất một hoặc nhiều chất sinh hóa có ảnh hưởng đến sự nảy mầm, phát triển, tồn tại và sinh sản của các sinh vật khác. Những chất sinh hóa này được gọi là hóa chất cảm nhiễm và có thể có lợi (cảm nhiễm qua lại tích cực) hoặc ảnh hưởng có hại (cảm nhiễm qua lại tiêu cực) đến các sinh vật và cộng đồng mục tiêu.
Hiểu đơn giản là thực vật sử dụng các chất sinh hoá để truyền tín hiệu và liên lạc với nhau. Nếu có cây không thích nhau thì điều này sẽ hết sức độc hại bởi nếu cây phát triển trong khu vực có sự cạnh tranh cao đôi khi có khả năng ngăn cản sự phát triển hoặc tiêu diệt các cây khác trong không gian của mình.
Các chất hóa sinh được tạo ra bởi rễ cây và chỉ có hiệu quả đối với cây gần đó khi trồng trong cùng một loại đất và chỉ ở một khoảng cách nhất định.
Ví dụ nhé! Bạn đã bao giờ để ý đến việc đất dưới gốc cây thông luôn cằn cỗi chưa? Cây thông gây độc cho đất bằng Tannin. Chúng vắt kiệt tất cả hơi ẩm ra khỏi lớp đất xung quanh mình, vậy nên dù trời có mưa thì lớp đất dưới những cây thông thường là nơi khô đầu tiên. Nếu không tin, bạn hãy tìm một cây thông và kiểm chứng điều đó nhé.
2. Điều Này Ảnh Hưởng Đến Cây Cối Trong Nhà Như Thế Nào?
Bạn cũng có thể quan sát được cảm nhiễm qua lại ở những cây trồng trong nhà. Trầu bà lá xẻ là ví dụ điển hình, không nên trồng nó cùng với các loại cây khác, vì nó ngăn cản sự phát triển của các cây xung quanh.
Và hãy đảm bảo rằng bạn đang trồng các cây cùng loại với nhau. Ví dụ, không nên trồng cây thân mọng và xương rồng chung với rêu vì rêu thích ẩm ướt. Thay vào đó nên trồng cùng với các loại cây sống trong điều kiện khô hạn như chúng.
Nói chung, miễn là bạn trồng những cây cùng loại với nhau thì chúng sẽ hộ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển.